Chuyện Cờ Tướng

Hồ Vinh Hoa – Tượng Kỳ Nhân Sinh

Hồi 7: Lần đầu dự giải


“Đương nhiên. Để chuẩn bị tham gia thi đấu, Từ lão sư kêu con ráng đọc kỳ phổ. Con không chỉ đọc rồi mà còn nhớ luôn.” Tiểu Hồ nói một cách đầy tự tin.”Vậy thì không đơn giản đâu! Bố thì không được rồi, ván cờ đã chơi qua hay coi qua đều quên hết cả.” Bố nói.”Bố là bố, con là con. Tuổi bố đã cao, nên không nhớ nổi cũng phải thôi.” Tiểu Hồ cứ nghĩ rằng tuổi trẻ mới dễ nhớ.”E rằng vấn đề không phải là tuổi tác, lúc trẻ bố cũng đâu có nhớ được những ván đã chơi qua đâu, càng không thể nhớ nổi những ván của người ta.” Từ nhỏ bố đã rất thích chơi cờ, thậm chí hết sức mê cờ.”Vậy thì vấn đề là gì?” Tiểu Hồ hỏi.”Đó là não con đặc biệt nhạy, là thiên tài.””Không, con vốn dĩ không phải là thiên tài. Nếu là thiên tài, thì ngay từ đầu khi bố dạy con và chị học cờ, tại sao con thua chị?” Tiểu Hồ không ý thức được mình là thiên tài.”Em đánh thua chị là vì em nhỏ hơn chị. Chị lớn hơn em vài tuổi, đương nhiên là khả năng tiếp thu sẽ mạnh hơn em.” Chị tiểu Hồ đưa ra nhận định của mình. “Nhưng không lâu sau, chị lại đánh thua em. Thế thì tại sao? Đó là vì em có thiên bẩm đó.””Không đúng!” Tiểu Hồ quả quyết phản đối nói: “Sau này chị đánh thua em là vì sau khi chị biết chơi cờ, không chịu luyện tập, không có hứng thú với cờ, không chịu nghiên cứu, thì đương nhiên sẽ lạc hậu thôi. Nếu em cũng giống chị không có hứng thú với cờ, không học tập, không nghiên cứu, em cũng không thể thắng chị được. Bởi vậy em nói, quan trọng là mình có nỗ lực hay không. Em không tin có tài năng thiên bẩm về cờ, từ trong bụng mẹ chui ra đã có thể là cao thủ được.””Này em trai, chúng ta đừng tranh cãi nữa. Lời em nói cũng có lý. Nhưng, không thể phủ định sự khác biệt giữa người này thông minh với người kia ngu dốt được. Chị không nói em là thiên tài nữa, nhưng chị thấy đầu em khá thông minh, nếu không, em làm sao mà nhớ hết nhiều kỳ phổ được?” Chị tiểu Hồ giải thích.Hồ Vinh Hoa cười với chị, gật đầu, nói: “Chị nói cũng có lý. Nhưng, em vẫn cho rằng nỗ lực vẫn là chủ yếu. Cho dù có thông minh mà không chịu nỗ lực thì cũng như không. Giả sử, hai người cùng coi kỳ phổ, một người rất chú tâm, nỗ lực nghiên cứu các nước đi có tốt hay không; người kia chỉ là đánh qua loa, không chú tâm nghiên cứu. Kết quả là hai người có sự khác biệt rất lớn. Người chịu khó có thể nhớ được, còn người không chú tâm sẽ nhanh chóng quên đi những gì đã đọc.”Chị tiểu Hồ chỉ có thể gật đầu, thừa nhận quan điểm của em mình. Bố và mẹ cũng bị tiểu Hồ thuyết phục.”Chả trách lúc ăn cơm con cũng nghiên cứu cờ, có thể thấy sự nỗ lực của con đạt tới trình độ nào.” Mẹ nói bằng giọng khâm phục con mình.”Đầu Vinh Hoa khá thông minh, đó là điều chắc chắn. Nhưng vừa thông minh lại nỗ lực, nên sự tiến bộ của con đặc biệt nhanh.” Sau khi bố nghe con mình tranh cãi, bèn đưa ra kết luận, lại hỏi con: “Vinh Hoa, con nói, bố nói đúng không?”Tiểu Hồ gật đầu nói với bố: “Đúng ạ.”Mẹ nói: “Mọi người tranh luận đã nữa ngày rồi, rốt cuộc cũng thống nhất được quan điểm, vậy là tốt rồi. Vinh Hoa không vì thông minh mà không nỗ lực. Vinh Hoa, mẹ nói đúng không?””Đúng ạ.” Tiểu Hồ nói tiếp: “Liên quan đến vấn đề thiên tài và nỗ lực, không giấu mọi người, con sớm đã nghe thầy giáo nói qua. Thầy giáo nói thiên tài chiếm 3 phần, nỗ lực chiếm 7 phần. Nhưng mà, làm sao mới chịu nỗ lực? Mọi người biết không?”Bố, mẹ và chị nhất thời không đáp được, chị bèn hỏi: “Em trai, em thử nói xem, làm sao mới chịu nỗ lực?””Được, em hỏi chị. Sau khi bố dạy hai ta học cờ, tại sao chịu không nỗ lực nghiên cứu?” Tiểu Hồ nhìn chị cười khúc khích hỏi.”Chị không có nhiều hứng thú với cờ!” Chị Vinh Hoa trả lời thành thật.”Đúng rồi, như vậy là chị đã trả lời được câu hỏi của em rồi!” Tiểu Hồ vui vẻ nói, “Đó là vấn đề có hứng thú hay không. Khi một người có hứng thú với một thứ gì đó, thì có thể chủ động nỗ lực nghiên cứu; nếu không có hứng thú, đương nhiên là anh ta sẽ không nỗ lực. Em chịu khó nghiên cứu, là vì em có hứng thú chơi cờ. Nếu em không có hứng thú, thì dù bố mẹ có ép em học cờ, em chỉ học đối phó thôi, tuyệt nhiên không thể chủ động nghiên cứu.””Đúng rồi, đúng rồi.” Bố mẹ đồng thanh đồng ý quan điểm của tiểu Hồ.”Để nói rõ hơn vấn đề, con đưa ra thêm một ví dụ.” Tiểu Hồ nhơ lại câu chuyện thầy giáo đã từng kể. “Thầy giáo kể rằng, nhà khoa học Newton lúc nhỏ thường bị thầy giáo và bạn bè che ngu, mẹ anh ta cũng tuyệt vọng trước thành tích học tập của anh ta, từng buộc anh ta thôi học, nói anh ta tham chơi, không chịu nỗ lực học hành. Đó là vì anh ta không có hứng thú với những bài tập đó. Nhưng sau này có một ngày anh ta ngồi dưới cây táo, thấy có một trái táo từ trên cây rơi xuống, anh ta liền thắc mắc, tại sao trái táo lại rơi xuống mà không rơi qua trái phải hay bay lên trời? Anh ta có hứng thú rất lớn với hiện tượng này, đã nỗ lực nghiên cứu, lại tiến hành thực nghiệm, cuối cùng phát minh được định luật “Vạn vật hấp dẫn”, trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới. Điều này hùng hồn chứng tỏ rằng khi một người có hứng thú với một vấn đề nào đó thì sẽ tạo nên được thành công trong lĩnh vực đó.”Bố mẹ thấy con hiểu biết như vậy đều vô cùng ngưỡng mộ. Mẹ tự trách mình: “Lúc trước mẹ không nên đốt đi bàn cờ của con, thật không nên trách con chơi cờ. Thật may là con không vì mẹ phản đối chơi cờ mà không chơi cờ nữa, nếu không, mẹ có thể đã lấy đi công việc có hứng thú nhất của con rồi.”Hồ Vinh Hoa vô cùng hiểu được ý nguyện của mẹ, nói với mẹ: “Mẹ đã tự trách mình nhiều lần rồi. Mẹ đừng nhắc đến chuyện này nữa. Mẹ là người mẹ tốt, con hiểu rõ mà.”

3 bình luận

ngọc nhân 24/10/2021 at 5:20 chiều

không biết có biên bản các ván đấu trong hồ vinh hoa tượng kì nhân sinh không ad

Trả lời
Thần Long 05/11/2021 at 3:57 chiều

Chào bạn,
Mình có và mình sẽ bổ sung sớm nhé

Trả lời
Linh 23/03/2024 at 1:53 chiều

Cao thủ cờ tướng có đó youtube

Trả lời

Góc đàm đạo