Nguyên tác: Hứa Ngân Xuyên Tự Truyện
Biên dịch: Master Tô Tử Hùng, Hội cờ tướng thân hữu Úc Châu
Tổng hợp từ diễn đàn cờ tướng Thăng Long Kỳ Đạo
Hiện đã có phiên bản audio, các bạn quan tâm có thể nhấn vào nút bên dưới nhé.
1. VỠ LÒNG:
Tôi chơi cờ tướng khởi nguồn từ ba tôi. Ba là một cao thủ khá nổi tiếng tại nơi tôi ở, xã Long Giang. Bên cạnh ba lúc nào cũng có nhóm bạn mê cờ. Những người này luôn là khách hàng thường trực của gia đình tôi. Bàn cờ bày ra, nhâm nhi hai ly trà đậm, hai đối thủ bắt đầu đấu trí đấu dũng…
Lớn lên trong môi trường như thế, hai anh em tôi đã say mê cờ tướng từ hồi nào không biết. Anh hơn tôi ba tuổi, học cờ sớm hơn, đồng thời là thầy vỡ lòng của tôi. Đến tuổi đi học, anh không còn nghiện cờ như trước nữa, nhưng tôi lại càng ngày càng đam mê hơn. Một ông chú nói lại năm tôi lên bốn, đã đứng cạnh bàn xem người lớn đánh cờ hàng giờ mà không biết chán.
Trong những đối thủ của tôi, ngoài ông anh ra còn có mấy thằng nhóc, con của những người bà con và hàng xóm. Trong ấy có T. Tuyền , anh này không thích làm bạn với sách vở, tối ngày đến nhà tôi đánh cờ. Thoạt đầu anh chấp tôi Xe, Pháo , Mã . Tôi đánh kỹ lắm, mặc dù cố gắng nhiều tôi cũng chỉ từ thua chí thua!
Thua hoài khiến tôi khó chịu lắm, nhưng không vì thế mà bỏ cuộc. Càng thất bại tôi càng quyết tâm dò dẫm, nghiên cứu, tìm tòi. Tôi nghiệm rất kỹ trong từng ván cờ tôi đánh, dù trong mùa Đông, cũng đổ mồ hôi trán vì hồi hộp trong quá trình suy nghĩ.
Xem chừng sự cố gắng của tôi đã có kết quả. Sau nhiều ván cờ thực chiến, tôi bắt đầu nắm được một số quy luật cơ bản và kỹ xảo chiến thuật. Việc nâng cao về kiến thức khiến tôi càng say mê cờ tướng hơn.
Dần dần T-Tuyền không còn có thể làm mưa làm gió trên bàn cờ nữa, anh đã phải chấp nhận một sự thật: thua cho một thằng nhóc trước tuổi cấp sách đến trường ! Mới đây, nhân dịp T-Tuyền đưa con gái đến học ở Đại Học Quảng Châu, chúng tôi đã ngồi lại với nhau cùng ôn chuyện xưa. T. Tuyền có trí nhớ tốt và khiếu ăn nói, anh kể lại rành mạch những mẫu chuyện đã diễn ra trước đây 30 năm mà tôi cứ ngỡ như chuyện hôm qua, gây cho tôi nhiều cảm xúc.
Như bao đứa trẻ khác, tôi cũng thích những trò chơi trẻ con lúc bấy giờ, nhưng tôi càng thích những sự vật yên tĩnh hơn như đánh cờ chẳng hạn. Mẹ làm việc ở “Nhật Dụng Xã”, tôi rất “khoái” được theo mẹ đến sở làm . Bên cạnh sở là một gian hàng bán sách, trong đó có đủ loại sách hoạt họa mà tiếng địa phương gọi là “sách trẻ con”. Tôi có thể ngồi trong đống sách ấy cả ngày mà không biết mệt và mẹ yên tâm làm việc không phải bận tâm đến tôi.
Lớn lên một tí, tôi lại mê thêm tiểu thuyết cổ điển. Ba là một người ưa chuộng Văn học, từng là thầy giáo dạy thế giờ. Sau khi lập gia đình đã tự mở một “hãng in” thủ công ở nhà. Trên những kệ sách tự chế ở nhà, bày biện ngăn nắp những bộ tiểu thuyết cố điển, chúng đã đồng hành với tôi, xuyên việt thời gian, không gian đi vào những thế giới xa xưa.
Đọc “Tam Quốc Chí” thắm thía tình nghĩa thâm sâu anh em trong “Đào Viên Kết Nghĩa”, hả hê khoái chí trong “Hâm rượu chém Hoa Hùng”, thương cảm kết cục bi tình trong “Thua chạy thành Mạch”, nể phục biện tài vô song trong “Lưỡi chiến quần Nho”, thần cơ diệu toán trong “Mượn gió Đông” “Lửa cháy Xích Bích”…..mỗi câu chuyện đều khiến tôi không thể buông sách rời tay được .
Đọc “Thuỷ Hử” tôi thương cảm cho kết cục bi thảm của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạt. Đọc “Nhạc Phi Truyện” tôi căm ghét vua Tống Cao Tông đã dùng 12 đạo kim bài triệu hồi Nhạc Phi, thù hận tên phản tặc Tần Cối mãi quốc cầu vinh, hãm hại trung lương, đau lòng thương tiếc cho Nhạc Phi trung trinh báo quốc lại bị gian tà ám hại.
Đọc “Trung vương Lý Tú Thành” tôi cảm thán cái Vận từ Thịnh đến Suy của Thái Bình Thiên Quốc, sự bất lực trước thời cuộc của Lý Tú Thành và Trần Ngọc Thành. Đọc “Thuyết Đường” tôi kinh thán sức mạnh vô địch của Lý Nguyên Bá, mến mộ tuổi trẻ tài cao của Bùi Nguyên Khánh, không ưa Thượng Sư chỉ nhờ con quái Mã mà làm mưa làm gió.
Những câu chuyện hay trong sách nhiều vô số kể, đã giúp tôi mở rộng tầm nhỉn, trong ấy bao hàm giá trị quan và thế giới quan đã ảnh hưởng nhiều trong quá trình trưởng thành của tôi.
Trong nhà lúc nào cũng có sẵn giấy, mực, bút, nghiêng là nguồn cảm hứng cho tôi tự học thư pháp và tranh vẽ. Tôi bắt chước theo hình trong sách cầm bút vẽ bậy và lúc nào cũng được sự “ủng hộ hết mình ” của Bà ngoại, tiếp đó, ngoại sẽ cầm lấy “kiệt tác” của đứa cháu đi rêu rao khắp phố phường. Ngoài ba mẹ, ngoại là người cưng tôi nhứt. Tôi cứ thích ngoại cỏng, lưng ngoại không khỏe lắm nhưng ngoại lúc nào cũng chìu tôi. Tội nghiệp ngoại hiền lành, không những vừa chăm lo cho những cái miệng bữa đói bữa no của gia đình thằng rễ, ngoại còn dành một phần tình thương, phần sức hữu hạn của mình, giúp đỡ những nguời sống dưới lớp tận cùng của xã hội. Tiếc thay, ngoại đã ra đi, không chờ đợi được thêm nữa để nhìn thấy thằng cháu ngoại đã trưởng thành.