AudioChuyện Cờ Tướng

Hứa Ngân Xuyên Tự Truyện

7. Thời gian ở Sán Đầu

Tôi không bận tâm nhiều về câu nói của Dung đội trưởng . Tôi cũng không biết cái “Tỉnh đội” nào đó, sẽ là nơi trọng đại làm thay đổi vận mạng sau này của tôi. Nhưng thầy Chương rất để tâm chuyện này.

Lúc trước , thầy cũng có một thời gian sống trong Đội Tỉnh. Mộng ước thầy là trở thành một kỳ thủ xuất sắc, nhưng sự thành công của con người thuờng phải cần nhiều yếu tố phối hợp. Khi thầy từ đội Tỉnh trở về là không còn cơ hội tung cánh bay cao nữa. Sau một thời gian bàng hoàng, thầy đã tìm lại dược phuơng huớng cuộc sống, thầy quyết định thực hiện chương trình gởi gấm những lý tưởng ,ước mơ mà mình không đạt được vào thế hệ nối tiếp. Là người từng trải, thẩy biết rất rõ tầm quan trọng việc tập huấn trong đội Tỉnh. Đó là một môi trường có trình độ cao, trong đội Quảng Đông nhân tài tế tế, gồm những kỳ thủ nổi tiếng nhất nước, mà những người này mỗi ngày sẽ dợt cờ chung một phòng với mình. Ở đó, nếu bạn có thiên phú, chịu cố gắng là hoàn toàn cỏ thể thực hiện giấc mộng cờ tướng của mình. Thẩy Chương không dám khẳng định là giành được Quán quân Tỉnh là đồng nghĩa với đã cầm được giấy thông hành trong tay để vào tập huấn đội Tỉnh. Thầy tích cực viết thư cho huấn luyện viên, lãnh đạo đội Tỉnh, vừa thăm dò ,vừa cực lực giới thiệu vả đề cừ tôi . Và lúc này tôi đã trở về việc học tập bình thường. Vì vừa lên lớp 7 bài vở nhiều, lại phải tạm gát cờ tướng qua một bên. Thầy Chương biết tình hình của tôi, lo lắng và quyết định thân hành đến Long Giang một phen.

Khi đến nhà, thầy phân tích tỉ mỉ trường hợp tôi cho ba biết và đề nghị dẫn tôi về Sản Đầu để chính tay thầy phụ đạo tôi.

Tâm ý ba và thầy tương thông .Người trí thức mê cờ này đã nhìn thấy cái năng khiếu phi phàm về cờ của nguời con, làm sao lại không mong con mình tung cánh bay cao? Chỉ có điều, khát vọng của ba thường bị che lắp bởi cái nghiêm nghị bên ngoài. Thế là tôi theo thầy về nhà, chính thức thành đệ tử ruột thầy.

Nhà thầy Chương gồm cha mẹ và người em trai, còn nuôi thêm hai con chó Berger .Nhà ở ngoại ô, cách đó không xa có chiếc cầu cát vàng, phía bên kia cầu là hướng về thảnh phố. Vừa mở cửa ra là nhìn thấy ngay một cánh đồng bao la .Tôi ngủ chung với thầy trên gác nhỏ .Mỗi sáng thầy đánh thức tôi, hai thầy trò và hai con chó cùng chạy bộ dọc theo con đường nhỏ bên cánh đồng. Hai con chó một trắng một đen, há miệng là lộ hai hàm răng nhọn hoắt, nhìn mà phát ngán. Nhưng chúng hình như không tỏ ra cỏ ác ý với thành viên mới trong gia đình này.

Phương pháp huấn luyện của thầy Chương da dạng và linh động. Vì biết thể hệ bố cục của tôi còn yếu, thầy bầy ra một biến hỏa bố cục nào đó, kết hợp với sách vở và thể nghiệm cá nhân của thầy mà tiến hành diễn giải, trước là để tôi có một khái niệm nhất định, kế nữa yêu cầu tôi suy nghĩ độc lập. Ngoài việc mô phỏng , còn phải cố gắng tập mở rộng con đường tư duy, tìm ra những thế biến không có trong sách. Sau đó theo chuyên đề bố cục đó ,thầy trò tiến hành thực chiến thao duyệt. Đánh xong mỗi ván , tôi tự tổng kết ,nội dung tổng kết được ghi lại trong sổ kỷ lục.

Thầy còn bắt tôi luyện nhiều về sát pháp trong cổ phổ ,vì nhận thấy cờ tôi thiên về bình ổn, ý thức công sát không được nhậy bén. Trong ván đấu với Trần Phú Kiệt tại giải Tỉnh Hội, giai đoạn cờ tàn ,tôi chỉ cần tấn xe một nước ,rồi bình xe là tuyệt sát ,lúc đó tôi suy nghĩ rất lâu mà vẫn không thấy nước thua. Thầy cho biết tình hình này không lạ vì trong “cảm giác ” cờ của tôi rất khiếm khuyết nguyên tố công sát!

Ngoài những thế cờ phức tạp của thầy Dư ,tôi ít khi dợt những ván nước đi ngắn gọn và ít biến hoá hơn ,nhưng trong chúng lại bao hàm nhiều nguyên tố công kích . Chính vì ngắn gọn, nguời ta có thể tìm lời giải trong một thời gian không lâu quá , nên gây nhiều hứng thú cho người nghiên cứu . Trong bí phổ ” Thích Tình Nhã Thú” có rất nhiều ván về thể loại này. Thầy Chuơng còn nhận thêm một đứa bé làm đệ tử , đó là Lý Hồng Gia nhỏ hơn tôi hai tuổi, tụi tôi quen gọi là em Gia và sau này cũng trở thành một master cờ tướng xuất sắc. Đôi lúc thầy dẫn tôi đến nhà Gia, bày ra các thế cờ trong “Thích” phổ để hai đứa cùng suy nghĩ. Thiên phú về kỹ xảo công sát của Gia cao hơn tôi, chúng tôi tập trung cao độ suy tính, đứa nào ra kết quả trước cũng không được nói ,chờ đứa kia xong rồi mới lấy đáp án hai bên ra so sánh , kiểm nghiệm.

Thầy có cái nhìn khác về phương pháp ” luyện phổ” mà người ta thường làm, vì người luyện cùng lúc phải bận lo về bàn cờ lẫn sách, nên dễ bị phân tâm! Phương án thầy là chỉ Đọc Phổ, không bày cờ .,cố gắng tập trung ghi nhớ thuộc lòng chiêu pháp trong phổ. Sau đó không nhìn sách mà bày ra nguyên vẹn ván cờ.

Phương pháp này giúp ta có sự ghi nhận sâu sắc trong ký ức, rất nhiều năm sau tôi vẫn còn nhớ được những ván cờ tôi đã học lúc đó.

Ngoài những cách trên ,còn một phương pháp tập luyện khác mà đã ảnh hưởng tôi rất nhiều. Thầy cho biết , một kỳ thủ ưu tú phải biết học hỏi sở trường của người khác, phải biết hấp thụ tinh chất bổ dưỡng của từng đối thủ qua việc đối địch với họ . Đồng thời những tri thức ta học được trong sách vở cũng phải được củng cố qua thực chiến thao duyệt mới có thể thành phi đao hay vũ khí của mình.

Và thầy bắt đầu đi tìm những kỳ thủ có trình độ cao cho tôi tập dợt. Bấy giờ thịnh hành một ” phong khí” là những kỳ thủ có thực lực thường thì chỉ đánh độ ăn tiền , mỗi ván phải $10 là ít. Muốn “đụng ” họ , phải xem lại túi tiền trước đã.

Thầy Chương không có nhiều tiền, mà nguồn thâu nhập của thầy cũng không ổn định. Thầy có nhận vài đứa học trò, nhưng cũng chẳng giúp gì nhiều về kinh tế , vật chất cho thầy. Chẳng hạn như tôi, cứ ăn dầm nằm dề ở nhà thầy mà không đóng xu ten nào. Nguồn thu nhập chính của thầy là một ít trợ cấp không cố định cấp bởi Thể Ủy khu Đồng Bình. Chủ nhiệm Lâm của Đồng Bình luôn là mạnh thường quân ủng hộ việc dạy cờ của thầy Chương. Sau này khi tôi đi tập huẩn ở Quảng Châu, ông đã thân tặng cho tôi một bộ đồng phục thể thao màu đỏ.

Tổng hợp nguồn thu nhập eo hẹp của thầy, trình độ cờ tôi , số tiền độ …thầy không vì những khó khăn mà chùn bước , thầy vẫn khuyến khích tôi đánh độ học nghề , đó quả là một quyết định cần nhiều dũng khí lắm. Thế là thầy đèo tôi trên xe đạp, mang theo chiếc đồng hồ bấm giờ, hai thầy trò luồn lách trong hang cùng ngỏ hẻm để tìm người đánh độ.

Lão Woong là kỳ thủ đánh với tôi nhiều nhất , ông chỉ thuộc hạng nhị lưu ở đây, nhưng người này ghiền cờ lắm, mỗi lần chúng tôi đến rủ ông đều sẵn sàng ứng chiến. Giữa chúng tôi có đánh cờ chậm và cờ chớp. Cờ chớp thì hồi hợp và căng thẳng hết biết. Vặn 10 phút cho mỗi bên, mặt đồng bên nào cũng có chiếc cờ nhỏ, cờ ai rớt truớc tức hết giờ trước bên đó thua. Có những lúc cờ cuộc đang phức tạp, hỗn lộn ,mà thời giờ lại sắp hết, đây là lúc khẩn trương nhất ,phải nhanh tay lẹ chân , vừa đi xong là bấm đồng hồ ngay,không để lãng phí đến 1 giây. Suy nghĩ cũng phải thật lẹ, cốc cần biết đã tính sạch nước chưa , phải lập tức đi cờ… Mỗi lần đánh cờ chớp với lão Woong mặt tôi cũng đỏ bừng lên vì hồi hộp. Tôi nhớ ,cuộc đại chiến giữa tôi và lão Woong trên dưới mấy chục ván, lão chẳng những không nhận được tiền “chỉ đạo” từ thầy Chương, ngược lại thành người huấn luyện phụ tốt nhất cho tôi, đồng thời còn rất ” rộng lượng ” ban phát tiền “bồi dưỡng huấn luyện” cho thầy trò tôi.

Còn một kỳ thủ Phương Dương, ông quan hệ khá tốt với thầy Chương và cũng mến tôi. Chúng tôi đại chiến mười mấy ván, nhưng không có cá cược tiền bạc. Ở nhà thầy gần hai tháng , thời gian tuy không dài , nhưng về mặt cường độ và mật độ thao luyện giúp tôi tiến thêm bước củng cố nền tảng cho tôi. Tôi cho rằng , giai đoạn huấn luyện cường hoá này vô cùng quan trọng đối với tôi.

Góc đàm đạo