8. Tập Huấn Ở Tỉnh Đội
Tháng 1 năm 1987, ở nhà nhận được giấy báo điều tôi vào đội tập huấn Tỉnh. Ba vì bận việc , phải nhờ một người bạn thân dẫn tôi đến trình diện ở Quảng Châu. Lúc bấy giờ giao thông còn chưa phát triển, từ quê lên Quảng Châu phải mất 10 tiếng. Nếu đi xe đêm , sáng hôm sau vào thành thì có thể đến nơi làm việc ngay. Đêm ấy , mọi người trong nhà đều đưa tôi ra bến xe. Ông anh đang học trên huyện, không về kịp . Hai đứa em gái còn nhỏ cũng đi theo và cứ lo nhìn quang cảnh vui nhộn chen chút ở bến. Chúng đâu biết chuyến này tôi đi phải một năm sau mới về. Mẹ nắm lấy tay tôi và không ngừng dặn dò, cùng một chuyện mà mẹ phải nhắc đến năm bảy lần mới yên tâm. Ba lâu lâu xen vô vài câu ,nhưng cũng không làm gián đoạn đuợc lời mẹ. Xe từ từ chuyển bánh, tôi vẩy tay chào thân nhân.Nhìn bóng đáng nguời nhà xa dần, mờ dần ..tôi đã thực sự xa những người thân thương nhất của tôi ,bất giác động lòng muốn khóc. Tạm biệt ! những người ruột thịt !
Đội cờ Tỉnh nằm trên đảo Nhị Sa, thuộc một phần bán đảo của Châu Giang .Ở đây hoàn cảnh địa lý đặc biệt, phong cảnh hữu tình ,từng là nơi trú ngụ của bọn quyền quý và quân phiệt. Sau chính phủ giao miếng đất vàng này cho Thể Công tỉnh Quảng Đông quản lý, mới thấy sự quan tâm cao độ của chính quyền dành cho bộ môn Thể dục thể thao trong chế độ mới. Đội cờ Tỉnh bao gồm cờ tướng ,cờ vua và cờ vây, trong đó thành tích đội cờ tướng là vượt trội hơn cả. Dù trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, đội cờ tướng Quảng Đông vẫn là con chim đầu đàn của làng cờ toàn quổc. Đó là vì ngoài phương pháp huấn luyện có hệ thống ,đội lúc nào cũng quan tâm đi tìm kiếm hạt giống tốt và tích cực bồi dưỡng . Đây cũng chính là pháp bảo thịnh mãi không suy của đội .
Tuyển thủ trẻ dự huấn lần này có tôi và Huỷnh Vũ Tùng của Quảng Châu, cậu về nhì trong giải Vận hội Tỉnh vừa qua.Trong thời gian tập huấn ,chúng tôi đã đánh với nhau mười mấy ván cờ, tôi thắng với tỷ số lớn.
Vừa qua Tết , tập huấn mùa đông cũng sắp kết thúc, chú ba tới để dẫn tôi về nhà ,nhưng đến nơi mới hay tin tôi phải ở lại. Với giọng quan thoại mang âm điệu đặc sệt Triều Châu,chú nói chuyện khá lâu với Đội trưởng Dung , tuy khó hiểu nhưng rồi cuổi cùng hai bên cũng đả thông tư tưởng .Cái quyết định của Đội cũng chính là ý muốn của ba vậy. Chú ba vui vẻ ra về trong tâm trạng thoải mái.
Nhân tài trong Đội Quảng Đông thật som tụ.Thầy Thái Phuớc Như giữ chức huấn luyện viên .Bên nữ có Huỳnh Tử Quân, người đầu tiên đoạt Vô địch toàn quốc nữ, dưới là Huỳnh Ngọc Dinh , Lưu Bích Quân, Hứa Diệu Linh, Cam Bích Linh v.v…. Đến năm 1988 Huỳnh Ngọc Dinh cũng giựt đuợc Cúp vô địch, vì cùng họ với Huỳnh Tử Quân, nên các bạn đội gọi đùa hai cô là “song hoàn”( nôm na là “hai trứng”, đó là một loại bánh Trung thu Quảng Đông mà ta thường ăn :”hột sen hai trứng”. Vì “huỳnh” và “hoàn ” đồng âm trong tiếng Quảng , song hoàn = song huỳnh = hai trứng .LND). Bên nam do Lữ Khâm cầm đầu, kế đến là Đặng Tụng Hoằng,Thái Tường Hùng, Trang Ngọc Đình, Thang Trác Quang, Tôn Vĩnh Sanh, Dương Tử Bình (con trai út của Dương Quan Lân), Liêu Hán Văn v.v…ngoài ra, để chuẩn bị nghênh chiến Vận hội Toàn Quốc ,đội triệu hồi lão tướng đã về hưu Dương Quan Lân cùng Lưu Tinh đang là huấn luyện viên của Thâm Chấn( Sấm Chanh).
Mỗi nguời có một bàn riêng trong phòng luyện tập, trên bàn ngoài bộ cờ tướng , còn để sẵn một số sách báo cờ. Bàn tôi được sắp ngay bên trong cửa ra vào. Bàn đã cũ , nếu nhìn kỹ ta sẽ phát hiện trên mặt bàn có nhiều lỗ nhỏ, đó là tổ ấm của những người bạn tí hon cùng san sẻ cái giang sơn này trong suốt thời gian tôi ở đây. Đôi lúc tôi cũng dùng một nhánh cây nho nhỏ để ”hỏi thăm sức khoẻ” chúng , không phải để trục xuất , đúng hơn là một trò vui sau những giờ tập dợt căng thẳng . Hành động của chúng bí ẩn lắm ,không dễ gì để nhìn thấy , phạm vi hoạt động của chúng cũng có những chỗ con người không thể mường tượng được . Trong đội thường xuyên tổ chức thi đấu nội bộ không treo giải và lúc nào mọi người cũng chơi hết mình, ván đấu nào cũng căng thẳng, gây cấn. Huấn luyện viên thầy Thái đôi lúc cũng nhảy vào chơi. Có một ván đấu giữa tôi và thầy mà tôi còn nhớ, chúng tôi đã cò cưa những 5, 6 tiếng đồng hồ , thầy nương vào chút chút ưu thể từ từ lấn tới như tằm ăn dâu, tôi thì tích cực chống đỡ và đợi thời cơ, hai bên đều tỏ ra tinh thần cao độ và sức chiến đấu dẻo dai.
Thầy là người chịu trách nhiệm chung cho mọi việc trong đội, ngoài xử lý công việc hàng ngày, thầy chủ yếu phụ trách về mặt kỹ thuật cho đội nữ và những nam kỳ thủ còn non yếu về kinh nghiệm và kỷ thuật. Trong đội tôi là thành viên nhỏ nhất, được sự quan tâm và chiếu cố đặc biệt của thầy. Thầy nổi tiếng vào thập niên 60 của thế kỷ trước , kỳ phong hung hãn , làng cờ tặng cho thầy cái mỹ danh”Tiểu bá vương”.Cách chơi tôi lại hoàn toàn ngược với thầy, trong suy nghĩ tôi lúc nào cũng ưu tiên chọn những thế trận bình ổn và tôi phản ứng chậm chạp trong những thế cờ mang tính tấn công .Những đòn công kích vũ bão của thầy thuờng khuấy động mạnh trong tâm khảm bình yên của tôi .
Trọng tâm của tập huấn là nghiên cứu lại mỗi ván cờ sau khi đánh. Cái không khí nghiên cứu tập thể lúc ấy rất nồng nàn, hễ mỗi khi có ván cờ nào vừa kết thúc thì lập tức có người xúm lại, tự động hình thành nhóm “giải cờ” ( tức là xếp cờ đi lại từ đầu, trong quá trình ấy tập thể cùng nghiên cứu cái mạnh ,cái yếu của mỗi nước đi và tìm giải pháp ).Khi diễn tiến cuộc cờ đến chỗ ác liệt, mọi người sẽ bu lại thành một vòng tròn bất quy tắc. Như mọi khi tôi không thể chiếm cứ vị trí có lợi vòng trong, tôi chỉ tìm được một lỗ hở ở vòng ngoài , chăm chú theo dỏi diễn biến trong bàn cờ. Tốc độ giải cờ của họ thật là nhanh , phương thức bàn luận theo tính nhảy vọt, thuờng thì họ không cần phải diễn bày hết nội dung các nước biến trên bàn, trong khi suy nghĩ của tôi còn đang dừng ở một nước biến nào đó, thì phương hướng thảo luận ván cờ đã chuyển qua chiều hướng khác rồi. Nhìn những ngón tay không ngừng bay nhảy trên bàn, tôi cảm thấy rất bàng hoàn, vô trợ.
Thầy Dương Quan Lân là bậc trưởng thượng trong đội, nguyên đã lui về ở ẩn, nhưng vì nhu cầu đại cuộc, thầy lại khoát áo chiến binh, dẫn dắt đám đệ tử, chiến đấu ở tuyến lửa hàng đầu. Ở đảo Nhị Sa, mọi người đều gọi Dương lão là Đại Sư, đây là một tôn xưng ,về sau cũng thành một danh xưng dành riêng cho thầy. Khi đánh cờ, mắt đại sư luôn chăm chú nhìn vào bàn, bất kể đối thủ là ai, bất kể thi đấu hay không, thầy đều dốc toàn lực làm tốt việc truớc mắt. Ngay khi giải cờ thuờng nhật, mọi nguời cùng tham dự, mỗi nguời một ý, đại sư vẫn rất thận trọng, suy nghĩ kỹ lưỡng mới nói. Trong quá trình giải cờ thường tự động chia thành hai nhóm bên nhiều, bên ít . Sự tự tin của đại sư không bao giờ bị lây động bởi số người ủng hộ nhiều hay ít. Sự thật cho thấy , những kiến giải của đại sư rất khó bị lật ngược .Lâu lắm mới có lúc đại sư thất lợi, nhưng về nhà đại sư sẽ cẩn thận nghiên cứu lại , rồi hôm sau tái chiến giang hồ.
Ngoài đại sư, sư huynh Lữ Khâm đương nhiên là người có tiếng nói nặng ký nhất trong phòng tập. Những lúc mọi người tranh cãi về một vấn đề nan giải nào đó,lời nói của Lữ Khâm thường mang sức mạnh đẩy lùi bóng tối, ló ánh bình minh. Bấy giờ Lữ Khâm đã nổi tiếng kỳ đàng, là một trong bốn đại cao thủ. Anh phản ứng nhanh nhẹn mẫn nhuệ ,chiêu pháp điêu ngoa , một khi đôi mắt có hồn của anh đột nhiên phát sáng , cũng là lúc địch thủ bị phanh thây. Thời gian anh vừa xuống núi, chỉ dùng vỏn vẹn có 16 phút mà đã chém gục một danh tướng xuống ngựa ,danh chấn giang hồ. Lúc đó tôi không dám nghĩ rằng một ngày nào đó tôi cũng có thể đạt đến trình độ như Lữ Khâm. Ngoài những giờ tập huấn, mọi người chưa “đã ngứa”,thường tụ lại chơi cờ chớp . Hai anh Lưu Tinh và Đặng Tùng Hoằng thường “xúi dại”mấy cô nữ đánh cờ chớp với tôi ,treo giải “khích lệ” cây cà rem ! Lúc ấy giá cà rem chỉ có 1xu/cây. Tôi không tiền ,Lưu ,Đặng là hai ông chủ đằng sau của tôi : thua khỏi trả tiền mà thắng thì đuợc ăn cà rem.
Tâm lý các cô nữ là không muốn đánh, vì nếu lở thua sư đệ là mất mặt bầu cua ,”quê” lắm! Mà đây chính là chỗ thú vị hai anh Lưu, Đặng nhắm tới. Hai người nghĩ đủ mọi cách để khích tướng , cố làm sao khích đánh cho bằng được mới thôi. Các cô chịu hết nổi ,đành ứng chiến. Tuy phần khích lệ chỉ là cây cà rem nhỏ xíu ,nhưng cũng khiến không khí cuộc đấu trở nên sôi động ,hào hứng. Người xem rất đông, cuộc cờ đến lúc gây cấn,khán giả nhiệt tâm bên ngoài thuờng chịu không nổi , cứ xuýt xoa la um xùm, đòi nhảy vào đánh thế. Trong lúc một sư tỷ nào đó do dự không biết nên chọn nước đi nào , thì những khán giả ” tốt bụng” sẽ mách nước giùm, và những nước cờ xúi bậy này chỉ dẫn tới con đường tử, nếu sư tỷ “lở dại” nghe lời “dụ khị” là cả đám lại được dịp ôm bụng cười thoả thích.
Trình độ cờ của tôi lúc đó đã ngang ngửa với các sư tỷ, cộng thêm sự “giúp đỡ” quấy nhiễu bên ngoài , nên đôi lúc tôi cũng được ăn cà rem thoải mái. Ở nhà tôi không có thói quen ăn vặt, ở đây được “kem ăn cờ dợt” thật là vui đáo để. Dần theo số lần ăn kem gia tăng, sức cờ của tôi cũng được nhận khả của các sư tỷ. Để chuẩn bị nghênh chiến Vận hội Toàn quốc, chị Lưu Bích Quân đã dợt riêng với tôi rất nhiều ván cờ. Cái vui nhất của tôi trong năm nay là được tham dự giải đấu và giành được danh hiệu kỳ thủ hạng A Tỉnh Quảng Châu.
Công viên Văn hoá và Cung văn hoá công nhân II của Thị đều có kỳ đàng. Đêm nào cũng mời kỳ thủ hạng A về thủ đài và giao lưu với khán giả. Lần đầu tiên tôi đuợc cử đi thủ đài là tại Công viên Văn hoá. Kỳ đàng dựng bên cánh trái công viên, có thể chứa hơn trăm người .Tới giờ công đài, khán giả lần lượt bước vào ,chẳng mấy chốc đã ngồi đầy sân. Tôi là đài chủ, chờ sự khiêu chiến của khán giả hiện trường. Trình độ của đấu thủ đầu tiên không cao, thua cho tiểu đài chủ quá dễ dàng. Trọng tài dùng loa phóng thanh hỏi có ai muốn lên công đài tiếp không, mãi một hồi lâu không có người lên tiếng .Thông thuờng khán giản thích lên lắm ,nhưng thấy nguời đầu thua lẹ quá nên còn do dự .Trọng tài phải nhắc đến mấy lần mới có một thanh niên bước lên, sau khi cho biết danh tánh và cuộc chiến lại bắt đầu.
Đêm đó tôi nhận được $4 tiền bồi duỡng, trừ 2 xu tiền xe, còn lời bộn. Theo quy định ,mỗi kỳ thủ A được ra sân hai lần trong tháng. Bên Cung văn hoá công nhân II cũng có sắp xếp tương tự, tính ra mỗi tháng tôi được lãnh gần $20 tiền bồi dưỡng . Sống trong đội Thể công trên căn bản không tốn tiền ,nếu có chỉ là mua những vật dụng linh tinh hằng ngày. Sau vài tháng ,tôi đã giành dụm được mấy chục bạc .Tôi khoá kỹ trong hộc tủ và tính mang về nhà cho đỡ đần phần nào cái khó khăn ở nhà . Nhưng rồi tôi lại quên bẩn đi việc này. Tết xong trở về, mới phát hiện hộc tủ bị cạy bung , số tiền tôi cực khổ để dành bấy lâu nay thành quà Tết cho tụi ăn cắp vặt. Tuy tiếc nhưng không thương tâm ,dù sao tiền bạc cũng chỉ là vật ngoài thân , tôi không quá bận tâm.