AudioChuyện Cờ Tướng

Hứa Ngân Xuyên Tự Truyện

6. VẬN HỘI TỈNH:

Năm 1986 ,Vận Hội tỉnh Quảng Đông Lần thứ 6 tổ chức tại Anh Đức, mỗi vùng có hai tuyển thủ thiếu niên tham dự. Là hai lần Quán quân Vận Hội Thành và của tập huấn Thành, tôi đương nhiên trở thành đại diện của Sản Đầu. Lúc bấy giờ, mọi người đều cho rằng Huỳnh Vũ Tùng, tuyển thủ Quảng Châu, là người có cơ hội đoạt giải. Huỳnh tuy mới 13 tuổi, nhưng là kỳ thủ hạng A của Quảng Châu. Tình hình của cậu ta, “Báo Cờ Tướng” lúc đó đã có báo cáo tường tận. Ngoài ra, theo sự hiểu biết của huấn luyện viên Chương Hán Cường, thực lực của bên Hải Nam, Mai Châu cũng rất mạnh. Nghe nói họ đã chuẩn bị lâu ngày, mục tiêu nhắm vào huy chương vàng. Thầy Chương một mặt dùng quan hệ quen biết để thu thập thông tin, tình báo để “tri kỷ tri bỉ”, mặt khác không để lộ bất cứ tin tức nào của mình ra ngoài.

Tất cả những gì xảy ra bên ngoài hầu như không ảnh hưởng đến tôi. Chỉ cần bắt đầu thi đấu, thì con mắt tôi sẽ dán chật vào bàn cờ, dính liền với nhau như thể nam châm hút sắt vậy. Tôi cứ cảm thấy trong bàn có quá nhiều biến hoá tính chưa hết, làm gì có thời gian lo chuyện xung quanh. Sau này nghe thầy Chương kể lại, ngoài Thầy ra, sau lưng tôi lúc nào cũng có hai người quan sát tôi. Không ai xa lạ, đó là Dung Kiên Hành, dìu dắt của đội Quảng Đông và huấn luyện viên Thái Phước Như. Hai vị này ngoài việc lo tổ chức giải, còn một nhiệm vụ quan trọng, là tuyển lựa những hạt giống tốt từ trong đám tuyển thủ thiếu niên. Dựa vào kinh nghiệm lâu năm trong nghề, họ biết việc chuyên tâm nhất trí trong quá trình thi đấu rất là quan quan trọng, nhất là đối với kỳ thủ trẻ. Sau khi tôi đoạt giải Quán quân thiếu niên với thành tích xuất sắc, Dung đội trưởng đến trước mặt tôi, hỏi thăm sơ gia cảnh, rồi hỏi tôi một câu bất ngờ: “Con có muốn vào đội Tỉnh không?”

Tôi không biết địa vị của người hỏi, chỉ cảm thấy lời nói ôn hoà, khuông mặt có chút nghiêm nghị. Tôi gật đầu và khẻ nói:”Dạ muốn”.

Tôi không biết cái ý nghĩa đúng thật sự của “đội Tỉnh” là chỉ về việc gì, chỉ loáng thoáng nghe thầy Chương và những kỳ thủ thành niên nói qua về những chuyện của đội tỉnh, tôi mơ hồ cảm thấy đó là một vùng đất bao la.

Cỏ một mẫu chuyện vui xảy ra trong thời gian tranh giải. Số là huấn luyện viên cờ vây của đội tỉnh, ông Trần Chí Cang, vì sau này ông là dìu dắt của đội, nên chúng tôi ưa gọi bằng “boss”, mà trong tiếng Anh có nghĩa ông chủ. Ba của “boss” là một đại cao thủ tiếng tăm lừng lẫy giang hồ trong thập niên 50, 60 thế kỷ trước , chính là tiền bối cao nhân Trần Tùng Thuận đấy. Gia học uyên bác, “boss” chơi cờ tướng từ nhỏ, sau không biết vì sao lại trở thành quốc thủ cờ vây. Tuy đổi “nghề” nhưng lâu lâu “boss” cũng ngứa nghề ghé qua bên đội cờ tướng, thuận thể học lóm vài chiêu hoặc dợt với tiểu kỳ thủ một ván. Nghe nói năm nào đó, “boss” bị điều về nông thôn, đã thuận tay giựt giải cờ tướng quận lúc đó. Có thực lực đó, nên tiếng nói “boss” ở bên cờ Tướng cũng có “thớ” lắm! Theo như cách nói của “boss, những tiểu kỳ thủ trước khi đi tập huấn, đều phải cho “boss” thử sức truớc đã. Nếu thua, mọi việc miễn bàn. Đứa nào thắng thì coi như cầm chắc vé vô cửa đội . “Boss” còn cho biết ,những tiểu kỳ thủ còn sống sót dưới tay ông thì ít ôi là ít!

Nghe qua những lời đồn về tôi trên hội trường cờ tướng, “boss” đến tận chỗ ở của đội Sạn Đầu. Nhở quen biết với Lữ Khâm, nên đã sắp xếp một cuộc thi giữa “boss” và tôi ngay tại đó. Kết quả cuộc thi là “boss” thua liền hai ván trắng! Mà ván nào “boss”cũng bị tôi đè ngay từ đầu, hoàn toàn không sức phản kháng!

Sau chiến dịch này, “boss” không còn dám coi nhẹ tiểu tuyển thủ , cẩn thận trong lời nói, hết dám đại ngôn giành làm giám khảo nữa.

Vận hội Tỉnh không những là một lần đại duyệt binh về sức cờ, mà cũng là cơ hội tốt để các kỳ hữu trao đổi, liên lạc. Thời gian tranh giải nhằm vào dịp Trung Thu, đại hội đã tổ chức một dạ hội vào đêm Trung Thu. Không có ca sĩ, mỗi người tham dự sẽ là ca sĩ, tự đàn tự ca, không khí vô cùng vui nhộn.

Đêm đó thầy Chương là người nổi bật nhất, thầy rất hoạt bát và có giọng hát tốt, một bài “Đêm trăng rằm” đã đẩy không khí hội trường lên đỉnh sôi động nhất.

Giọng hát vang mà du trường, để lại trong lòng tôi một ký ức tốt đẹp và dư âm vĩnh cửu. Sau này tôi không còn gặp lại được những hiện trường khó quên như vậy nữa.

Sau khi bế mạc, tôi đã làm một việc ngu, để kịp thời báo tin về nhà cho mọi người chung vui, tôi lập tức viết một lá thư cho ba mẹ. Phương tiện truyền đạt thông tin lúc ấy trong điều kiện giao thông chưa kiện toàn chắc chắn sẽ bị trễ nãi. Khi tôi về đến nhà mà thư vẫn còn nằm trên đường! Mẹ quan tâm hỏi:”Hạng mấy?”. Tôi mỉm cười, điềm nhiên nói:”Hạng nhất”, bấy giờ mặt mẹ nở rộ một nụ cười tươi như hoa.

Góc đàm đạo