24. Thời Gian Nằm Viện
Tuy rời xa chiến trường, nhưng những ván cờ tôi đánh trong khi nằm viện còn nhiều hơn tổng số ván lúc tập luyện và thi đấu chính thức.
Chủ nhiệm La là người rất giỏi trong chuyên môn, cũng là một tay mê cờ thứ thiệt, chỉ sau vài ngày nhập viện thì bệnh tình tôi đã được khống chế tốt. Sau khi sắp xếp kế hoạch trị liệu đâu ra đấy, anh bắt đầu lui tới thuờng xuyên phòng bệnh của tôi, mục đích chỉ để đánh cờ. Rất chuyên nghiệp và tự tin trong nghề, nhưng Anh lại tỏ ra khiêm cung khi đối mặt với những biến hóa vi diệu trong nghệ thuật cờ tướng; khi vào bàn, anh không để tôi kịp phản ứng thì đã lấy mất cặp ngựa tôi ra khỏi bàn mà ta quen gọi là nhượng Song Mã, anh đại chiến với tôi trên dưới mấy chục ván song mã cuộc. Dưới sự khơi động của chủ nhiệm La , không biết từ lúc nào trong khu bệnh đã dấy lên một phong trào cờ tướng . Một số bác sĩ chung khu, cũng ngứa nghề và háo hức muốn đến thử lửa, hễ rảnh rỗi giờ nào là chui vào phòng tôi… Trong khu bệnh còn có một cô y tá trẻ, trình độ cờ chỉ thuộc hạng thuờng thuờng bậc trung, nhưng cô này lại cả gan bắt nhà Vô địch cờ tướng dợt cờ cho cô và khác với những ông bác sĩ vui tính không sợ bị lây bệnh thì cô lúc nào cũng đeo khẩu trang khi đánh cờ . Mãi một thời gian sau tôi mới có dịp nhìn thấy cái bản lai diện mục của cô, đó là một cô bé mặt tròn ,nước da ngâm đen. Cô tặng tôi quyển “Thép đã tôi thế đấy”, một cuốn sách mang tính khích lệ ý chí mẫu mực; cô bé có tấm lòng tốt này muốn giúp tôi thông qua việc đọc sách mà rèn luyện cho tinh thần thêm vững mạnh để đủ tự tin khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống sắp tới.
Lúc tôi sắp rời viện, các bác sĩ còn sắp xếp riêng một cuộc xa luân chiến 1 chọi 20 ; đối thủ của tôi là các vị lương y, bạn bè, thân thích của họ và đằng sau của mỗi bàn cờ đều có hai ba vị ” quân sư” bất đắc dĩ . Câu “nguời quân tử xem cờ không đuợc nói ” xem chừng không thể áp dụng ở đây đuợc , vì “quân tử không nói là quân tử dại , bàn đi tính lại mới là quân tử khôn”, nên mọi nguời đều hăng say góp ý, một số khác còn xắn tay áo lên sẵn sàng nhập cuộc thế, không khí thật sôi nổi.
Trong hơn nửa năm sau ngày xuất viện, tôi xa hẳn chiến tuyến đồng thời xin phép trường nghỉ học một năm để dưỡng sức. Qua cơn bệnh lần này, tôi mới thật sự thấm hiểu ý nghĩa câu sức khỏe là vàng, sức khỏe là quý hơn cả.. Thời gian nằm viện đuợc dịp chứng kiến những hình ảnh về cái chết, lần đầu tiên thấy người bệnh bị đẩy ra khỏi phòng, những kẻ bất hạnh đã đi sang thế giới khác, đã gây cho tôi nhiều cảm xúc mãnh liệt. Tâm trạng tôi thật nặng nề truớc cảnh thuơng tâm đó; nhiều khi tự hỏi:” Cái sinh mạng tạm bợ trong thế giới phù du này lại mỏng manh đến thế sao?” Vì thế dù muốn dù không, ta cũng phải để tâm chăm lo tốt sức khỏe mình, phải đảm bảo có một thân thể khỏe mạnh mới có đuợc tinh thần minh mẫn sáng suốt để tiếp tục lao mình vào cuộc sống. Mẹ thường nói:” Thà làm thằng ăn mày mạnh khoẻ hơn là ông vua bệnh hoạn !”. Câu nói đầy triết lý nhân sinh, nhưng người ta thường phải trả cái giá đắc đúng ra có thể tránh được , trước khi thấm nhuần ý nghĩa sâu sắc của nó.
Hoàn cảnh đặc biệt của tôi đã đuợc báo cáo lên đội Thể Công và tôi xin đuợc một phòng riêng để có chỗ nghỉ ngơi, dưỡng bệnh yên tĩnh. Mẹ không yên tâm, đã ở lại với tôi thêm một thời gian. Cơm nước trong đội Thể Công vốn tốt , mẹ vẫn thấy chưa đủ và mỗi ngày mẹ đi bộ 20′ đến chợ mua những thức ăn bổ dưỡng về nấu riêng cho tôi. Vì không phải lao tâm lao lực thi đấu, không bôn ba tới lui trường học, đuợc nghỉ ngơi đầy đủ và nhờ sự chăm sóc chu đáo của mẹ, thân tâm tôi đã hồi phục nhanh chóng. Tôi bắt đầu lại một số bài tập luyện, tự lên kế hoạch cho huớng tới và mục tiêu nhắm về giải toàn quốc. Để chuẩn bị hành trang cho đại Giải này, tôi từ khước mọi thỉnh mời của các giải cờ khác, bế môn luyện kiếm, chuyên tâm dưỡng khí.