2. BỐN PHƯƠNG TẬP LUYỆN:
Quê tôi, xã Long Giang, rất thịnh hành uống trà đánh cờ. Cao thủ cờ tướng Tiêu Thất đã mở một quán trà trong chợ, là nơi lui tới thường xuyên của giới ghiền cờ. Nhận thấy tôi có khiếu cờ, ba vạch ra một phương án luyện tập, bồi dưỡng riêng cho tôi .Truớc mắt tôi cần nhiều kinh nghiệm thực chiến, nên ba thuờng dẫn tôi đến quán trà cùa Tiêu thất. Trong quán lúc nào cũng đông người, họ có thể vừa “nhẩm xà” vừa xem người khác đánh cờ hoặc tự đánh.Tại đây, muốn giành được một chỗ ngồi, ít ra phải là một trong những tay hảo hán trong làng cờ Long Giang mới được. Vốn liếng trong bụng tôi xem chừng quá ít ỏi khi tôi chơi cờ ở đây, thành ra tôi phải ráng suy nghĩ và suy nghĩ. Đa số đối thủ đều không nở tỏ ra khó chịu với thằng bé đi cờ hơi lâu.
Đêm về, quán đóng cửa, ba dẫn tôi đến nhà người bạn, đốt đèn lên đánh tiếp . Những lần chiến đấu tới 12 giờ khuya, màn đêm đã buông xuống, bên ngoài không trăng, gió lạnh . Hai cha con lầm lùi đi về với ánh đèn pin yếu ớt lặng lẽ chiếu trên con đường.Tiếng những bước chân vội vã trong đêm thanh vắng hoà với tiếng chó sủa xa xa, tự nhiên tôi rùng mình và níu chật tay ba rảo bước thật nhanh về nhà. Chờ đến khi mẹ mắt nhắm mắt mở ra mở cửa, tôi mới thật sự cảm thấy yên ấm trong lòng. Mẹ không bao giờ tỏ ý phiền hà về việc hai cha con nghiện cờ đi chơi đến khuya lắc khuya lơ mới mò về.
Tầm nhìn của ba không chỉ cục hạn trong vùng đất Long Giang. Năm tôi 6 tuổi đã được cơ hội đi ngoại chiến. Huyện Lục Phong, xã Khiết Thạch kế bên có ngôi chùa Huyền Vũ Sơn hương hỏa hưng thịnh, nổi tiếng gần xa .Hằng năm ba đều đến đó xin quẻ, gởi gắm những tâm tư nguyện vọng cuộc sống tốt đẹp của năm mới vào trong những nghi thức trang nghiêm cổ kính ấy. Khiết Thạch nổi tiếng thịnh hành cờ tướng. Sau khi lễ Phật, ba thường thích đi dạo một vòng cũng để gặp gỡ các kỳ thủ địa phương. Lần này, bên cạnh ba có thêm một tiểu kỳ thủ. Có bạn hiền từ xa đến, mọi người đều tay bắt mặt mừng và nhiệt tình mời ở lại dùng bữa cơm tối thân mật. Sau khi cơm nước no nê, bàn cờ đã được bày ra, ba không đánh và đề nghị mọi người chỉ đạo cho tiểu kỳ thủ một ván.
“Được! Để tôi dợt với thằng bé !” mọi người đưa mắt nhìn, thì ra là bác Nhuệ. Hai bên ngồi vào bàn, quân cờ đã sắp sẵn. Tôi cầm quân pháo chơi chiêu “Pháo 2 bình 6″ mà thuật ngữ cờ tướng gọi Quá cung Pháo.
Mắt mọi người bỗng sáng ra, vì Quá cung Pháo là tuyệt kỹ thành danh của Bác Nhuệ, tiểu tử phen này múa rìu qua mắt thợ rồi.
Cuộc cờ đi vào trung cuộc, các quân cờ bác Nhuệ lần lượt triển khai, còn tôi cứ phải suy nghĩ liền tù tì để tìm đường ứng phó. Hễ tôi vừa đi xong một nước, bác Nhuệ đã đi tiếp liền, phản ứng thật mẫn nhuệ. Đang khi quân hai bên giằng co, bác Nhuệ đi lỡ một nước thiếu liên hoàn, thế trận bác để lộ một khe hở, tôi nắm lấy thời cơ phát động công kích và thành trì bác bị chọc thủng.
Ván cờ kết thúc, bác Nhuệ cười vui vẻ, thân thiết vỗ nhẹ lên đầu tôi giữa tiếng trầm trồ của mọi người trong nhà.
Sau này, tôi đã nhiều lần theo ba đến Khiết Thạch. Tại đây, đệ nhất cao thủ Trần Chánh là bạn thân của ba, kỳ phong miên mật, ngang sức với ba. Vì tình cố hữu , nên Chú đã tận tình chỉ bảo cho tôi, không để giành ngón ruột.
Huyện kế nữa, Triều Dương, cũng là cái nôi cờ tướng. Ba từng dẫn tôi đến thăm mấy lần. Tài tử Triều Dương, Lâm Xung Vĩ, rất thân với ba. Mỗi lần đến chú đều thiết đãi nhiệt tình. Cạnh nhà chú là một lữ quán, một phòng lớn có thể chứa đến mười mấy người. Có một lần chúng tôi thất kinh khi phát hiện một bà bầu hình như đã ở trong đó một thời gian khá lâu rồi. Nghe kể bà ta đến từ làng khác, tạm trú để trốn tránh kế hoạch sinh đẻ của nhà nước. Người đàn bà ít ra ngoài, mọi việc đều có bàn tay của người đàn ông chăm lo. Gương mặt hai người lúc nào cũng lộ vẻ hốc hác, mệt mỏi và bất an. Lúc ấy đang mùa đông, ban đêm gió bấc cứ len vào từ các khe cửa, cuộn mình trong lớp chăn dày mà vẫn cảm giác được cái lạnh kinh hồn. Tôi ôm chật mền, co gọn người cho ấm và ngủ thiếp đi trong màn đêm lạnh giá. Sáng hôm sau, tiếng gà gáy đánh thức tôi, bầu trời sáng dần, một ngày mới lại bắt đầu!
Vâng, một ngày mới sẽ mang cho ta niềm hy vọng mới. Một nhà hiền Triết đã từng nói sự chào đời của mỗi bé sơ sanh đều mang đến ta một thông điệp: “Thượng Đế vẫn còn đặt niềm tin vào con người”. Tôi không đủ khả năng bình phẩm chuyện gia đình bà bầu, nhưng trong lòng lúc nào cũng nghĩ ngợi, không biết rồi đây bà làm sao vượt qua cái lạnh chết người của mùa đông trong lữ quán ấy.