12. Đại Sư
Điểm tương thông nhất giữa đạo Phật và đánh cờ là hạ thủ công phu ở chỗ “tâm lặng”. Phương thức tụng kinh, ngồi thiền của nhà Phật nhằm mục đích cho thân tâm an tịnh . Đánh cờ cần phải ” tâm tỉnh lặng” ” nhất tâm bất loạn”, dù cho cuộc cờ đang trong cơn phong ba bão táp , nhưng nội tâm kỳ thủ vẫn chuyên chú như một, luôn giữ trong trạng thái bình yên như mặt hồ phẳng lặng, thì tư tưởng mới thật sự tiếp cận đuợc cảnh giới tuyệt đỉnh của kỳ nghệ. Nếu nói rằng còn có người của thế giới Đại Thiên này vẫn giữ được sự chân thành và thái độ chấp chước về cờ, thì đó là Dương đại sư.
Đại Sư Dương Quang Lân
Sau vận hội Toàn Quốc, Đại sư nghỉ hưu ở nhà nhưng lòng lúc nào cũng nhớ đến đội. Cả cuộc đời của Lão nhân gia đều gắn bó với cờ, tình nghĩa khắn khít với đội như keo với sơn , cái tâm nguyện của Đại sư là trông mong đội Quảng Đông có thế hệ truyền thừa để tiếp nối sự nghiệp cờ ,nên Người không quản ngại tuổi già sức yếu, mỗi tuần đến đội hai buổi để bồi duỡng cho đám hậu sinh với cái hơi sức còn lại trong người trong cuối cuộc đời.
Khi Đại sư dợt cờ, thái độ nghiêm thúc không ai bằng, nội dung nghiên cứu cũng rất đặc biệt. Người am tường đều biết bố cục đi hậu “Bình phong mã tả mã tuần hà ” là ngón ruột của Đại sư, Người đã bỏ nhiều công trau giồi và chơi rất thuần thục, nhuần nhuyễn thế cờ này trong suốt bao nhiêu năm chinh Đông đẹp Bắc.Trong đó còn rất nhiều biến hoá tinh diệu chưa có dịp thi thố trong các ván đấu, Đại sư không cất giấu ,dùng phương thức thực tiễn nhất , từng bước một phô diễn trước mặt chúng tôi.
Cờ tàn của Đại sư cũng là một tuyệt kỹ Võ lâm. Bây giờ có người nói cờ tàn tôi lợi hại, nhưng trong mắt tôi tài nghệ Đại sư hơn hẳn tôi một trời một vực. Định thức cờ tàn là thể hiện rỏ nét nhất trình độ cao siêu của Đại sư. Định thức cờ tàn là chỉ trong giai đoạn tàn cuộc, lực lượng chiến đấu còn lại của đôi bên không nhiều, dựa vào đó người ta có thể tạm kết luận là cuộc cờ sẽ đưa đến kết quả thắng , thua hoặc hoà. Trong thực tế còn có một số kết luận vẫn mang tính hàm hồ và có biến số , mà cũng còn những kết luận cần sự khổ công chiêm nghiệm của kỳ thủ mới có thể nắm vững . Đại sư là tay tổ rất tâm đắc và có rất nhiều kết tinh trí tuệ về loại cờ tàn này . Hiện giờ chúng ta đứng trên vai của người khổng lồ, rất khó mà thấu hiểu hết được những vị tiền bối làm sao có thể khắc khổ chiêm nghiệm trong hoàn cảnh thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần và cuối cùng đã hình thành đuợc một thể hệ cờ tàn tương đối hoàn chỉnh.
Ấn tượng sâu đậm nhất là ván tàn cuộc Xe Pháo Sĩ thắng Xe hai Tượng. Trong tình thế đặc định ấy , bên Xe Pháo cũng phải mất gần 40 nước cờ mới có thể làm thua. Để hình thành một đồ hình lý tưởng nào đó, bên công phải tốn nhiều công sức chỉ vì để thực hiện được một nước “chờ”, cần đi nhiều nước sau mới trở về khởi điểm ban đầu và bấy giờ cùng đồ hình đó, thay vì đến phiên bên công đi nay đổi thành bên thủ đi . Mà hễ bên thủ đi thì thế trận lập tức hiện ra khe hở.
Đại sư đã bày thế trận này cho chúng tôi vô số lần, nhưng vì nước đi nhiều, biến hoá khúc chiết, khó nhớ lắm. Không sao , Đại sư không phiền hà và sẵn sàng bày lại cho chúng tôi. Những lúc Đại sư không có mặt trong phòng tập , chúng tôi cũng bày ra những thế cờ tàn để cùng nghiên cứu, khi gặp vấn đề nan giải câu nói đầu môi của chúng tôi là :”Hãy chờ Đại sư về rồi tính!”