AudioChuyện Cờ Tướng

Hứa Ngân Xuyên Tự Truyện

11. Lười biếng

Nói cho đúng , tôi cũng có những lúc lười biếng. Một buổi chiều đông tôi đã ngủ quên tới 3 giờ, Đội trưởng Dung đánh thức tôi, mặt Người nghiêm nghị nhưng không hề khiển trách. Tôi hồi hộp ngồi bật dậy mặc vội áo vô và chạy như bay xuống phòng tập. Sau khi Đội cờ tướng giựt giải vô địch toàn quốc , thể ủy Tỉnh thưởng cho một cái TV để giải trí cho kỳ thủ sau những giờ tập luyện khô khan. Lúc đó phim tập HK đã khá phổ biến, ban đêm sau giờ cơm là mọi nguời chui vào phòng TV và tôi cũng là một trong những khán giả trung thành ấy. Tình tiết phim tập thật lôi cuống ,nhưng đồng thời cũng là sát thủ số 1 của thời gian.

Ngoài ra xem truyện kiếm hiệp cũng làm mất nhiều thời giờ nghỉ ngơi của tôi. Anh Lương Trí Mẫn trong đội cờ vây là tay cao thủ kiếm hiệp, anh có rất nhiều truyện loại này và được anh em trong đội truyền tay nhau xem. Vai chỉnh trong truyện thường được tác giả lý tưởng hoá, mà tình tiết khúc chiết ,hấp dẫn rất được sự ưa thích của những người trẻ. Tôi thích nhất bộ “Thiên Long bát bộ”, dưới ngòi bút tài tình của Kim Dung, đã dẫn dắt đọc giả đi từ cao trào này đến cao trào khác, đọc mãi không biết chán. Quy luật trong đội là phải tắt đèn đi ngủ sau 10 giờ đêm, tôi thường chui vào mền rồi mở đèn pin xem tiếp và hậu quả là sáng hôm sau dậy trễ và bị cận thị vì kiểu đọc sách thiếu ánh sáng này.

Trong những tác phẩm hay luôn đề cao tinh thần nghĩa hiệp và nhân phẩm cao thuợng của kiếm khách , có nhiều lúc người đọc hoà nhập vào vai nhân vật chính trong truyện hồi nào không biết, rồi cùng phiêu bạt giang hồ, trừ gian diệt bạo trong cái thế giới tưởng tượng ấy. Những lý luận võ thuật trong truyện cũng có chỗ tương thông với kỳ lý, tôi cảm xúc khi đọc câu “Tâm trung hữu cấu, kỳ kiếm tất nhược”. Đạo lý đánh cờ cũng tương tự, trong lòng có tạp niệm tất ảnh hưởng đến sự phát huy kỳ nghệ. Tham chiếu bốn câu kệ nổi tiếng của Lục tổ Huệ Năng (Chú thích) :

Bồ đề bổn vô thọ. ( Bồ đề chẳng phải cây

Minh cảnh diệc phi đài Gương sáng chẳng do đài

Bổn lai vô nhất vật Xưa nay không một vật

Hà xứ dả trần ai ? Chỗ nào nhiễm trần ai ? )

Con người đến từ cát bụi, sống trong cát bụi ,thì làm sao có thể hoàn toàn không bị tiêm nhiễm những ô uế của bụi trần? Cảnh giới vô thuợng trong bài kệ là cảnh giới Ngài đang tìm cầu.

(Chú thích) Tôi xin chép lại lai lịch của vị tổ rất nổi tiếng của Thiền tông TQ để bạn có ý niệm sơ về vị này: ” Huệ năng là Tổ thứ 6 Thiền tông TQ, sống vào đời Đường. Cha mất sớm, nhà nghèo. Sư thường đốn củi bán lấy tiền nuôi mẹ. Ngày kia đang gánh củi đến chợ, bỗng nghe vị khách tụng Kinh Kim Cang đến câu :”Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” ,liền được khai ngộ……Sau Sư đến tham lễ Ngũ tổ Hoằng Nhẫn,

Tổ hỏi :”Quê quán Ông ở đâu và mục đích đến đây cầu việc gì? “

Sư đáp: “Đệ tử là người xứ Lĩnh Nam,từ xa đến đây tham lễ chỉ cầu làm Phật”.

Ngũ tổ nói : “Ông là người Lĩnh Nam, là giống dân man di, đâu có thể làm Phật?”.

Sư đáp:”Người tuy có Nam Bắc, Phật tánh vốn không Nam Bắc, thân mọi rợ này tuy không giống với thân Hoà thượng , nhưng Phật tánh nào có khác?”

Tổ nghe đáp rất kinh ngạc trước căn tánh phi phàm của Sư, nên cho vào giã gạo ròng rã hơn 8 tháng. Ngày kia Tổ bảo đệ tử mỗi người phải làm 1 bài kệ, trình kiến giải mình để Tổ xét truyền y bát, bấy giờ thượng tọa Thần Tú làm kệ viết trên tường ở hành lang:

“Thân như cội Bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Ngày ngày thường lau chùi.

Chớ để nhiễm bụi trần”

Sư nghe biết người làm kệ này chưa kiến tánh, liền nhờ đồng tử viết lên tường bài kệ:

Bồ đề chẳng phải cây

Gương sáng chẳng do đài

Xưa nay không một vật

Chỗ nào nhiễm trầm ai?

Ngũ Tổ đọc qua biết đây chính là người có thể truyền trao đại pháp, nên nửa đêm gọi Sư vào thất , mật truyền y pháp và dặn ngay trong đêm nên đi về Nam.Sư ẩn ở vùng Hoài Tập. ( Trích từ Tự Điển Phật Học Huệ Quang )

Góc đàm đạo