Chương 4: Con đường học tập
Mười sáu là độ tuổi đẹp của đời người, ở độ tuổi đó Hồ Vinh Hoa đã giành chức vô địch cá nhân toàn quốc, còn với Thiên Nhất, anh đang đứng những lựa chọn. Nếu có thể trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp sớm như Hồ tư lệnh thì Thiên Nhất hoàn toàn có hi vọng trở thành kỳ vương trước 20 tuổi. Hiện tại chỉ có Hồ Vinh Hoa, Hứa Ngân Xuyên và Triệu Hâm Hâm làm được, đó cũng là một vinh dự lớn.
Học. Thiên Nhất đã từ bỏ những vinh quang và thành tích mà cậu đang có được, dứt khoát lựa chọn việc học. Có mất, tất có được. Thiên Nhất có một cuộc sống trọn vẹn mà những người kỳ thủ khác hiếm khi có, đó là sự trọn vẹn giữa việc học văn hóa và học cờ. Tuy là một cuộc sống bình thường nhưng cũng đáng ghen tị. Học lực của Thiên Nhất luôn nằm trong top đầu của trường. Năm 2007, anh thi đậu vào Khoa Tin học và Quản lý của Đại học Bắc Kinh, tốt nghiệp năm 2013.
Khoảng thời gian đi học phổ thông và đại học là hành trang quý giá của một đời người. Việc học đã giúp cho Vương Thiên Nhất mở mang tầm mắt, có một nhận thức khác về cuộc sống và một tư duy khác về cờ tướng. Điều này rất hữu ích cho việc khả năng chịu áp lực, duy trì một tâm lý ổn định, sự mạnh mẽ trong lối chơi.
Một số người hâm mộ cờ tướng tỏ ra bất bình: Tại sao Vương Thiên Nhất có thể vừa học Đại học và giành chức vô địch? Bằng chính thiên phú, bằng chính may mắn, bằng chính thực lực hay bằng chính khí.
Vương Thiên Nhất đã thổi vào cờ tướng một sức sống mới và mở ra một con đường mới. Hôm nay, cờ tướng như cây khô gặp mùa xuân, cùng Vương Thiên Nhất là nhân tố không thể tách rời. Nhưng một số người lại muốn phủ nhận điều đó, lòng dạ và tầm mắt sao mà quá hạn hẹp.
Có một bài thơ rằng:
“Thiên phú dị bẩm thiên cầu học, hạo nhiên chính khí nhập kỳ giới,
Kinh hỉ kỳ tích sang tiếp liên, ô vân nan ám nhật hòa nguyệt.”
Dịch nghĩa:
“Anh ta có tài học hành rất giỏi, bước vào thế giới cờ với chính nghĩa dồi dào.
Bất ngờ và kỳ tích nối tiếp nhau được tạo nên, mây đen khó che tối mặt trời mặt trăng.”