Audio: Kỳ Đạo Nghệ Thuật Cờ Tướng
Tác giả: Dương Diên Hồng
Nhà Xuất Bản Đà Nẵng
“Người phàm tục muốn đạt được trạng thái thần tiên trong cờ tướng phải qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn đầu – Bỏ cố chấp – Việc tranh thắng bại – Đó là do tâm lý con người còn tham, sân, si, ái, ố, hỷ, nộ làm chi phối cái tâm chân như. Ngoài ra còn có các yếu tố tài, sắc, tửu, khí ở đời thường theo quấy phá không cho con người được bình yên. Trạng thái tâm lý con người luôn luôn bị xáo trộn không một phút bình yên. Nên khi đánh cờ bị khiêu khích thì nổi giận (còn nộ), không sáng nước (còn si), ham mê tranh thắng (còn ham), thắng được thì vui (còn hỉ), thua thì buồn (còn ái), vân vân … Do đó người thường luôn cố chấp, tranh thắng. Muốn giải phóng cố chấp tranh thắng này con người phải dày công tu sửa tâm tính của mình. Bên trong phải đè nén tước bỏ dần: Tham, sân, si, ái, ố, hỷ, nộ. Đồng thời không cho các yếu tố khách quan: tài, sắc, tửu, khí xâm nhập để cho tâm mình được trong sáng yên tĩnh thì sẽ đạt được trạng thái bình yên tâm hồn (chân như).
- Giai đoạn hai – Giữ gìn sự bình yên của tâm hồn – tức là không thèm cố chấp, tranh đua thắng bại. Đánh cờ cốt để tìm thấy cái hay, cái đạo lý của nó và quên khổ lụy của cuộc đời.
- Giai đoạn ba – Phát triển cái tâm chân như để đạt đến trạng thái tâm lý thần tiên thoát tục hoàn toàn.
Nói thì dễ nhưng làm thì thật khó. Vì vậy mà ít ai đạt được trạng thái tâm lý thần tiên. Thời xưa con người ít bị ngoại cảnh chi phối nên dễ rèn luyện để đạt đến trạng thái tâm lý thần tiên. Còn ngày nay trong kỷ nguyên bùng nổ của khoa học – kỹ thuật, cái tâm con người bị chi phối đến mức không còn làm chủ được mình nữa. Thử hỏi làm sao tìm đến được trạng thái tâm lý thoát tục cho được?
Chính vì lẽ cờ tướng rất phong phú, sâu sắc và có tính triết lý cao siêu rất bổ ích nên từ phàm phu tục tử cho đến thần tiên đều say mê.”
MỤC LỤC:
- 00:08 Phần 1. Nguồn gốc lịch sử cờ Tướng.
- 02:22 Phần 2. Mục đích
- 02:53 1. Rèn luyện tư duy chiến tranh
- 04:34 2. Rèn luyện tư duy lý tính
- 06:05 3. Nghệ thuật tư duy thoát tục
- 09:38 4. Thú tiêu khiển
- 10:44 5. Ứng dụng vào cuộc sống
- 11:16 Phần 3. Thiên đạo
- 17:32 Phần 4. Nhân đạo
- 17:44 1. Tổ quốc trên hết
- 18:28 2. Trung quân ái quốc
- 19:10 3. Dũng cảm hy sinh bảo vệ đất nước
- 19:42 4. Đoàn kết chống ngoại xâm
- 22:26 Phần 5. Mối liên quan của cờ Tướng với văn học, triết học, quân sự học và tâm lý học.
- 22:33 1. Cờ Tướng với văn học
- 34:02 2. Cờ Tướng với triết học
- 36:12 3. Cờ Tướng với quân sự học
- 56:12 4. Cờ Tướng với tâm lý học
- 59:40 Phần 6. Các giai thoại liên quan đến cờ Tướng
- 59:45 Giai thoại 1. Không đập đầu Tốt
- 1:06:57 Giai thoại 2. Từ Thức gặp tiên
- 1:08:46 Giai thoại 3. Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- 1:11:36 Giai thoại 4. Trạng Cờ
- 1:13:47 Giai thoại 5. Triệu Khuông Dẫn thua cờ, đoạn mãi núi Tây Nhạc Hoa Sơn.
- 1:32:07 Giai thoại 6. Quan Vân Trường đánh cờ quên đau, cho Hoa Đà cạo xương chữa thuốc.
- 1:37:59 Giai thoại 7. Chung Vô Diệm dự hội đánh cờ
- 1:52:01 Phần 7. Luật cờ thiên cổ
- Hắc giả tiên hành
- Chiếu bất quá tam
- Cấm ngoại thủy
- Đi tiên, đi hậu
- Luật chiếu tướng:
- Hòa:
- Chiếu hậu:
- Trống tướng:
- Động quân chạm nước
- 1:55:25 Phần 8. Những yếu tố làm cuộc cờ vừa hay vừa đẹp
- 1:58:26 Phần 9. Đường cờ
- 1:58:58 a. Chiến lược tấn công
- 2:02:18 b. Chiến lược phản công
- 2:03:59 c. Chiến lược thủ hòa
- 2:06:26 d. Thế đánh tàn cuộc
- 2:07:39 Phần 10. những điều cần ghi nhớ khi đánh cờ
Sau đây là các ván cờ minh họa được đề cập trong cuốn Kỳ đạo nghệ thuật cờ tướng.
Các ván cờ minh họa: https://webcotuong.com/ky-dao-nghe-thuat-co-tuong/2/